Chống mối công trình

PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.

phòng chống mối

1.   SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MỐI
- Mối là loại côn trùng gây hại lớn nhất cho đê đập, cây trồng và đặc biệt là công trình kiến trúc, các công trình văn hóa, kho tàng, nhà cửa. Chúng phá hoại mạnh: gỗ, cellulose, dây điện, xốp và nhiều loại vật liệu khác nhau. Chủng loại đa dạng, tổ chức quy củ đã giúp cho các loài mối tồn tại vững chắc trong lòng đất. Chúng phát triển rất nhanh, tạo nên một mạng lưới tổ dày đặc, đông cá thể, khi đã tiếp cận công trình, chúng gây hại rất mạnh mẽ.

- Mối có tổ chức xã hội rất cao, khả năng sinh sản và phân đàn lớn. Một con mối chúa có thể đẻ 2.000 ÷ 3.000 trứng một ngày đêm. Trong công trình xây dựng mối có thể đục được tường xây bằng xi măng mác thấp hoặc một số vật liệu nhựa nhờ tiết dịch Axít hoặc len lỏi vào các khe kẽ rất nhỏ để tiếp cận các đối tượng là thức ăn của chúng. Mối không chỉ làm hư hại đến trang thiết bị, nội thất, hệ thống điện thông tin bên trong mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ và mỹ quan công trình. Nhiều công trình sau khi xây dựng một thời gian ngắn đã bị mối làm hư hại các kết cấu gỗ bên trong hoặc làm hư hỏng dây điện ngầm, buộc phải thay thế lãng phí, tốn kém;
-  Để đưa việc phòng mối thành quy định bắt buộc, đã có nhiều quy chuẩn được ban hành như: “TCXD 204 - 1998: Bảo vệ công trình xây dựng – phòng chống mối cho các công trình xây dựng mới” của Bộ Xây dựng;
- Biện pháp phòng chống mối cho các công trình xây dựng ngay từ khi bắt đầu xây dựng là biện pháp bảo quản công trình hữu hiệu, lâu dài, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau do mối mọt gây ra.
2.   ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
- Với điều kiện khí hậu nước ta có khí hậu nóng và ẩm vì vậy các loài sinh vật có điều kiện phát triển mạnh trong đó loài sinh vật gây hại có ảnh hưởng lớn đối với các công trình xây dựng là mối. Mối có khả năng sinh sản lớn,lại được kết hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi, vì vậy chúng có sự phát triển rất nhanh về số lượng, sẽ gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho công trình nếu không được xử lý phòng chống mối theo đúng tiêu chuẩn và quy trình.
2.2. Chủng loại mối tại khu vực xây dựng công trình
-  Khảo sát khu vực này cho thấy có các loài mối sau đang hoạt động:

Coptotermes formosanus: Loài mối có mức sinh sản rất nhanh, nhiều triệu cá thể trong một tổ, phạm vi hoạt động rộng, chúng có thể ăn xa hàng trăm mét trong công trình, có khả năng tiếp cận nhiều vị trí nhờ khả năng tiết dịch axít để đục qua các vật liệu cứng. Có chung cư cao tầng mới xây dựng vài năm đã thấy mối xuất hiện ở tầng 9, 10 thậm chí có nơi tầng thứ 18 cũng bị loài mối này ăn phá;

Odontotermes Hainanensis: Loài này thường tại ra các khoang rỗng trong đất, sức tàn phá chậm hơn nhưng khi công trình bị loài này xâm hại thường khó xử lý diệt mối triệt để.

- Để bảo vệ công trình và tài sản thiết bị bên trong, các công trình cần phải được phòng chống mối theo tiêu chuẩn xây dựng và các quy định hiện hành.
phòng chống mối

3. CÁC CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH
3.1. Các căn cứ pháp l
ý

-  TCXD 204 - 1998: Bảo vệ công trình xây dựng – phòng chống mối cho các công trình xây dựng mới, của Bộ xây dựng;

-  Căn  cứ  các  loại  thuốc  được  phép  sử  dụng  cho  công  tác  phòng  chống  mối  của  Bộ NN&PTNT, Bộ xây dựng;

-  Tập định mức và đơn giá phòng chống mối năm 2013 của Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam (theo quyết định số 06-QĐ/TWH ngày 02/05/2013).

-  Căn cứ giá một số vật tư, vật liệu khác ở thời điểm hiện tại.

3.2.Căn cứ vào các con đường có thể xâm nhập công trình

-  Theo đường tiếp xúc: Toàn bộ nền công trình tiếp xúc với đất là đường xâm nhập chính của mối;

-  Theo đường vũ hóa: Khi giao đàn mối cánh từ các tổ lân cận bay đến xâm nhập công trình, chúng tìm các vị trí thuận lợi như mạch phong lún, các khe tiếp giáp của các vật liệu khác nhau: chân khuôn cửa, các khoang mỹ thuật…để thành lập tổ mối trong công trình;

-  Theo đường di chuyển: Một số loài mối có thể theo các vật liệu đem đến công trình (nhất là Cellulose).

4.   PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH

Từ các căn cứ nêu trên chúng tôi đưa ra phương án và mức độ phòng chống mối cho công trình như sau:

1 : Hào phòng mối bên trong :

Mục đích : Tạo hỗn hợp thuốc với đất lập thành mảng chướng ngại vật theo phương thẳng đứng bao quanh liên tục lên tường móng phía trong công trình, nhằm bổ sung, ngăn ngừa mối từ dưới đất lên công trình.

Biện pháp xử lý: Đào rãnh sát dọc chân tường rộng 30 cm, sâu 40 cm sau đó phun dung dịch thuốc chống mối xuống mặt rãnh vừa đào. Lấp đất xuống hố tầm 20cm rồi tiếp tục phun dung dịch thuốc chống Mối xuống đến khi lấp đất xuống rãnh bằng cốt ban đầu thì phun 1 lần cuối cùng.

2 : Hào phòng mối bên ngoài :

Mục đích : Tạo hỗn hợp thuốc với đất lập thành mảng chướng ngại vật theo phương thẳng đứng bao quanh liên tục lên tường móng phía trong công trình, nhằm bổ sung, ngăn ngừa mối từ dưới đất lên công trình. Sau cùng tưới hoặc phun lên trên mặt hàng rào một lớp dung dịch thuốc.

Biện pháp xử lý: Đào rãnh sát chân tường rộng 50 cm, sâu 80 cm sau đó sau đó phun dung dịch thuốc chống mối xuống mặt rãnh vừa đào. Lấp đất xuống hố tầm 20cm rồi tiếp tục phun dung dịch thuốc chống Mối xuống đến khi lấp đất xuống rãnh bằng cốt ban đầu thì phun 1 lần cuối cùng.

phòng chống mối

3 : Xử lý chống mối chân tường :

Mục đích : Dùng thuốc phòng chống mối phun vào mặt trong và mặt ngoài tường móng tạo thành màng kín, nhằm ngăn ngừa mối chui vào và đi lên công trình.

Biện pháp xử lý: Dùng thuốc dạng lỏng, dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun sương từ 2-3 lần lên mặt tường móng, mỗi lần cách nhau từ 15-20 phút bằng bình phun áp lực.

4: Xử lý chống mối mặt nền :

Mục đích : Dùng thuốc phòng chống mối tạo thành lớp chướng ngại vật theo phương nằm ngang trên mặt đất nền nhằm ngăn ngừa mối từ dưới đất chui lên hoặc chui xuống trú ngụ làm tổ.

Biện pháp xử lý: Sau khi san bề mặt nền tiến hành tưới hoặc phun dung dịch thuốc đều trên mặt nền đất trước khi đổ vữa bê tông lót nền.

5.   AN TOÀN THI CÔNG
5.1. Trong quá trình thi công

-    Công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ: quần, áo, giầy, khẩu trang bảo hộ lao động, găng tay, kính (nếu cần tiếp xúc trực tiếp với thuốc).

-    Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn thuốc.

-    Đối với khâu xử lý tường, phải thi công khi khu vực không tập trung đông người, khi phun thuốc phải chú ý lưu lượng, áp suất phun nhằm tránh thuốc rơi vãi vào công nhân có mặt tại khu vực.

5.2.Bảo vệ môi trường

-   Sau khi thi công vỏ bao thuốc, thùng đựng thuốc được thu gom mang về nơi quy định, không được rửa dụng cụ tại nơi sử dụng nước sinh hoạt.
Với phương pháp phòng chống mối như trên chung tôi hy vọng sẽ là sự lựa chọn tin cậy của các đơn vị trên địa bàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét